Liệu cơ thể con người có phù hợp để uống rượu bia?

Hầu như cuộc vui nào cũng có sự góp mặt của thức uống có cồn. Vậy nó có cần thiết đến nỗi không thể thiếu hay không? Người ta uống vì thói quen hay vì tác dụng nào khác. Hãy cùng xem qua một số khía cạnh của việc uống rượu bia và cơ thể con người qua một bài viết được đăng trên tạp chí National Geographic.

Sự tò mò từ những gì còn sót lại

Uống bia (rượu) thời Mesopotamia tại Iraq khoảng năm 2600 trước CN

Vừa là 1 chuyên gia, vừa là một người yêu thích khám phá, ông Patrick McGovern, một nhà khảo cổ phân tử sinh học, tại Bảo tàng Khảo cổ học và Nhân chủng học của Đại học Pennsylvania trở thành “người nấu bia của các đế chế cổ đại” trong thế giới hiện đại.

Bằng cách chiết xuất lại các vật liệu hữu cơ còn sót lại tại các địa điểm khảo cổ, ông Patrick cùng với nhà máy bia Dogfish Head, đã tái tạo lại đồ uống có cồn đầu tiên của loài người. Cho đến nay, thành quả của những nỗ lực bao gồm: một loại bia được phục vụ trong tiệc tang của vua Midas, và một loại thức uống Trung Quốc lên men từ gạo và mật ong đã 9000 năm tuổi. Đó là tương đương với thời kỳ đồ đá mới của Trung Quốc mà theo ông Govern thì “vẫn rất hợp thời”. Và thế là để tìm hiểu sâu hơn, ông Govern – Indiana Jones của rượu, bắt tay vào tìm hiểu mối liên hệ giữa con người với những cơn khát cồn.

Tại sao con người bắt đầu uống bia rượu?

Con người chúng ta được sinh ra với bản năng uống được sử dụng đầu tiên. Khi đó chúng ta uống sữa. Những thức uống khác được thêm vào khi chúng ta lớn lên, trong đó có thức uống có cồn. Dần dần, các cơ quan cảm giác của con người bị thu hút bởi những thành phần có trong rượu bia. Khi con người di cư ra khỏi Châu Phi, họ phát triển đồ ăn thức uống từ những gì họ trồng được. Ở Trung Đông, đó là lúa mì và lúa mạch. Khi đến Trung Quốc, đó là gạo và lúa miến. Rượu là trung tâm của văn hóa và sinh học của loài người vì có lẽ chúng ta đã uống đồ uống lên men ngay từ đầu. Chúng ta tiến hóa để phù hợp với chúng chăng?

Thức uống có cồn định hình nền văn minh như thế nào?

Bánh mì có trước hay bia có trước? Các nhà nhân chủng học đã tranh luận về đề tài ấy. Ông Patrick cho rằng bia có trước: vì nó dễ làm, có giá trị dinh dưỡng nhỉnh hơn một chút và có tác dụng thay đổi tâm trí. Đó là lợi thế dành cho người thuở săn bắt hái lượm, giúp họ định cư và thuần hóa ngũ cốc. Trong quá trình này, họ đã thành lập những ngôi làng cố định đầu tiên và phá bỏ ranh giới xã hội giữa các nhóm. Hầu hết các tôn giáo trên thế giới đều sử dụng rượu trong các nghi thức và các loại thuốc chữa bệnh đều ít nhiều liên quan đến rượu. Sự nâng tầm của nền văn minh được thúc đẩy bởi đồ uống lên men.

Nó diễn ra như thế nào?

Bữa tiệc thời La Mã

Rượu rất quan trọng, nó như một chất bôi trơn xã hội. Nếu bạn ở trong một xã hội sơ khai, rượu giúp gắn kết một nhóm làm việc cùng nhau. Sau khi đi săn trở về, một thức uống lên men là phần thưởng của cả nhóm. Trong văn hóa phương Tây ngày nay, chúng ta có xu hướng coi đồ uống có cồn như một hoạt động giải trí. Và có lẽ nó luôn như vậy vì nó phá vỡ ranh giới giữa con người với con người với nhau – nếu bạn uống vừa đủ.

Thức uống có cồn ảnh hưởng đến tôn giáo thế nào?

Bản thân quá trình lên men trông có vẻ rất bí ẩn. Nó sủi bọt khi khí carbon dioxide thoát ra ngoài. Bạn chứng kiến điều đó và nghĩ rằng phải có điều gì đó hay ho và đặc biệt mới làm được như vậy. Khi uống một ly, tâm trí bắt đầu thay đổi, sự bí ẩn lại càng tăng lên. Phải chăng có năng lực vô hình nào đó đang điều khiển? Vì vậy, nếu chúng ta nhìn vào các tôn giáo trên thế giới, họ coi thức uống lên men là trung tâm của họ.

Vậy nó có tốt cho sức khỏe không?

Uống rượu vang điều độ tốt cho sức khỏe

Nói chung, rượu tốt cho sức khỏe. Về mặt sinh học, chúng ta thích nghi với việc uống rượu vừa phải: nó tiêu diệt vi khuẩn có hại. Gỉa sử hai triệu năm trước, chúng ta chỉ có tuổi thọ trung bình là 20, chúng ta sẽ tìm mọi cách để kéo dài tuổi thọ hoặc hạn chế bệnh tật nhất có thể. Sự lựa chọn nào cho bạn đây? Nếu chỉ uống nước thô, nguy cơ bị bệnh rất cao, lúc đó người ta đã nghiệm thấy điều này. Họ thấy, người mà uống nước ở suối thì mau chết, nhưng người uống rượu thì có thể sống đến 30 tuổi.

Tại sao thời nay, tác dụng chữa bệnh của rượu không phổ biến?

Trong các nền văn minh của người Hy Lạp và La Mã, các loại thuốc liên quan rất nhiều đến rượu vang. Từng loại, từng loại đều có tác dụng chữa bệnh đặc biệt. Cho đến 100 năm trước, thức uống có cồn vẫn là bài thuốc chủ yếu. Điều đó có thể giải thích tại sao nhiều bác sĩ quan tâm đến nghiên cứu của nhà khảo cổ học Patrick McGovern – họ không biết mức độ phổ biến của những đồ uống này và nó làm được gì. Các bác sĩ đã từng chỉ tập trung chỉ trích mặt tiêu cực của rượu dẫn đến việc cấm đoán, trong khi chính họ cũng thích đồ uống lên men. Một thời gian dài, cộng đồng y tế chỉ nói rằng rượu có hại. Sau đó thì họ lại phát hiện ra rằng, uống từ 1-2 ly rượu mỗi ngày tốt hơn là không uống.

Chúng ta có thể uống như tổ tiên ngày xưa không?

Cơ bản điều đó vẫn có thể thực hiện nếu có đầy đủ các dữ liệu. Nhà khảo cổ học Patrick McGovern nói rằng: “Khi phân tích một thứ gì đó, tôi làm việc từ một lượng rất nhỏ dữ liệu hóa học, thực vật và khảo cổ học. Tôi tìm kiếm sự hiện diện của các thành phần chính như ngũ cốc, trái cây, thảo mộc. Sau đó, kết hợp thêm các thông tin từ các văn bản, bích họa, tìm nguồn men tại địa phương, tái tạo lại quy trình, tái tạo cả công cụ, dụng cụ để thực hiện. Có phương pháp đã tồn tại liên tục cả ngàn năm. Ở Burkina Faso, người dân vẫn còn nghiền tinh bột thành đường, đúng như cách mà người Ai Cập cổ đại làm vào năm 3500 trước Công Nguyên.”

(Theo nguồn nationalgeographic.com)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *